Xanh lam là tông màu hiếm có nhất trong tự nhiên và Màu xanh Ai Cập là sắc tố nhân tạo lâu đời nhất được biết đến.
Vì sao màu xanh Ai Cập lại đặc biệt được ưa chuộng bởi tầng lớp thượng lưu và hoàng gia? Không chỉ đại diện cho sự thông thái, cũng như khí chất cao quý và sang trọng, màu lam từ lâu đã được liên kết với sự thần thánh, nhờ vào sự khó khăn trong việc chế tạo nó.
Đến tận ngày nay, sắc xanh lam vẫn được xem như một “báu vật” chứa đựng vô số những bí ẩn từ thời Ai Cập cổ đại.
Mặc dù sắc tố xanh đã được sử dụng từ thời xa xưa, nhưng nó không phổ biến bằng các màu như đỏ, đen, nâu hay ochre, những màu này dễ tìm hơn trong thiên nhiên và đã được sử dụng trong nghệ thuật từ rất lâu. Sắc tố xanh nổi tiếng nhất có nguồn gốc từ khoáng chất như lapis lazuli (ngọc lưu ly) rất hiếm và đắt đỏ. Các mỏ lapis lớn nhất nằm ở Hindu Kush, Afghanistan, nơi vẫn được khai thác với các phương pháp tương tự như hơn 3.000 năm trước.
Người Ai Cập đã khai thác những mỏ này để thu được azurite, bụi cung cấp sắc tố xanh để trang trí các tác phẩm nghệ thuật của họ. Giá của nó cao đến mức vào thời Trung Cổ, nó đắt gấp bốn lần giá vàng. Chính vì thế, vào khoảng năm 3000 trước Công Nguyên, người Ai Cập đã tìm cách chế tạo sắc tố xanh của riêng mình. Họ dần hoàn thiện kỹ thuật, bao gồm việc nghiền silica, vôi, đồng và một chất kiềm, rồi nung hỗn hợp này ở nhiệt độ 800-900 độ Celsius. Kết quả thu được được coi là sắc tố tổng hợp đầu tiên trong lịch sử. chuyên luận về kiến trúc De Architectura của kiến trúc sư La Mã và kỹ sư quân sự Marcus Vitruvius Pollio vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên cho biết các thành phần nguyên liệu làm màu xanh lam Ai Cập là cát, đồng (từ một khoáng chất như azurite hay malachite) và natron (một hợp chất muối xuất hiện trong tự nhiên, bao gồm muối carbonate). Dường như trong công thức này đã có một chút nhầm lẫn về phương pháp chế tạo. Vitrivius không bình luận gì về sự cần thiết của calcium carbonate, có thể là do nguyên liệu cát trong các mẫu ông sử dụng đã có sẵn đá vôi nhưng ông không nắm được điều đó. Do vậy, phương pháp ông miêu tả không hiệu quả, và hiểu biết của người Ai Cập cổ đại đã mất mát thực sự.
Tuy nhiên, không có mẫu từ thời cổ đại đã phân tích nào được tạo ra từ thành phần chính xác này, vì tất cả đều có lượng dư silica, cùng với lượng dư CuO hoặc lượng dư CaO.[13] Điều này có thể là cố ý; sự gia tăng hàm lượng kiềm làm cho bột màu chứa nhiều thạch anh chưa phản ứng hơn nằm trong chất nền thủy tinh, do đó làm cho kết cấu cứng hơn.[12] Tuy nhiên, việc hạ thấp hàm lượng kiềm (dưới 1%) không cho hình thành thủy tinh và kết quả là bột màu lam Ai Cập mềm hơn, với độ cứng chỉ 1–2 Mohs.[13]
Ngoài cách mà các thành phần khác nhau ảnh hưởng đến kết cấu, cách gia công bột màu lam Ai Cập cũng ảnh hưởng đến kết cấu của nó, khi xét về độ thô và mịn. Sau một số thử nghiệm, Tite et al. kết luận rằng bột màu lam Ai Cập kết cấu mịn cần hai công đoạn để có được các tinh thể xen kẽ đồng đều. Đầu tiên, các thành phần được nung nóng và kết quả là tạo ra sản phẩm có kết cấu thô. Tiếp theo, nó được nghiền thành bột mịn và thêm nước. Sau đó, bột nhão (hồ) được định hình lại và nung lại ở nhiệt độ từ 850 đến 950 °C trong một giờ. Hai công đoạn này có lẽ là cần thiết để tạo ra một loại bột nhão đủ tốt để sản xuất các đồ vật nhỏ. Tuy nhiên, bột màu lam Ai Cập kết cấu thô có thể không trải qua công đoạn thứ hai. Vì nó thường được tìm thấy ở dạng phiến (trong các thời kỳ vương triều) và viên (trong thời kỳ thuộc Hy-La), hoặc là chúng có thể đang chờ để được xử lý trong công đoạn thứ hai sau đó chúng sẽ được nghiền và tạo kết cấu mịn hoặc là chúng sẽ được nghiền để sử dụng như một bột màu lam.[12]
Độ đậm nhạt của màu lam đạt được cũng liên quan đến độ thô và độ mịn của bột màu lam Ai Cập, vì nó được xác định bởi mức độ kết tụ của các tinh thể lam Ai Cập. Bột màu lam Ai Cập kết cấu thô có hình dạng tương đối dày, do các cụm tinh thể lớn bám vào thạch anh chưa phản ứng. Sự kết tụ này tạo ra sắc lam đậm là màu của bột màu lam Ai Cập thô. Ngoài ra, bột màu lam Ai Cập kết cấu mịn bao gồm các cụm nhỏ hơn xen kẽ đồng đều giữa các hạt thạch anh chưa phản ứng và có xu hướng có màu nhạt hơn.[12] Tuy nhiên, màu lam nhạt phai màu được sử dụng để mô tả màu của bột màu lam Ai Cập kết cấu mịn với một lượng lớn thủy tinh được hình thành trong thành phần của nó, che đi màu lam và tạo cho nó vẻ ngoài phai màu. Nó phụ thuộc vào mức độ chất kiềm được thêm vào hỗn hợp. Do đó, với nhiều kiềm hơn thì thủy tinh hình thành nhiều hơn và màu trông càng phai.[12] Loại màu lam Ai Cập này đặc biệt rõ ràng từ thời Vương triều thứ 18 trở đi, và có lẽ gắn liền với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thủy tinh vào thời gian này.[5]Nếu một số điều kiện nào đó không được đáp ứng, chất lượng của bột màu lam Ai Cập sản xuất ra sẽ không đảm bảo
Trong các cuộc khai quật ở Amarna, Lisht và Malkata vào đầu thế kỷ 20, Flinders Petrie đã phát hiện ra hai loại đồ đựng mà ông cho rằng đã được sử dụng trong thời cổ đại để tạo ra bột màu lam Ai Cập: đó là những cái chảo hình bát và những cái bình hình trụ (hoặc những cái sạp nung). Trong các cuộc khai quật năm 1989 tại Amarna của Barry Kemp, một lượng rất nhỏ những chiếc chảo “dính frit” này đã được phát hiện, mặc dù người ta đã tìm thấy nhiều mảnh sót lại của các ‘bánh’ màu lam Ai Cập, cho phép xác định năm loại bánh màu lam Ai Cập khác nhau và các đồ đựng gắn liền với chúng: bánh phẳng tròn lớn, bánh phẳng chữ nhật lớn, bánh hình bát, miếng hình túi nhỏ và các viên hình cầu.[17] Không có thiếc trong các mẫu đã phân tích, và các tác giả cho rằng đó là một dấu hiệu cho thấy sử dụng đồng phế liệu thay vì đồng thanh là có thể.[18]
Trong thập niên 1930, Mahmud Hamza đã khai quật một số cổ vật liên quan đến việc sản xuất bột màu lam Ai Cập tại Qantir, chẳng hạn như các bánh màu lam Ai Cập và các mảnh vỡ trong các giai đoạn sản xuất khác nhau,[19] cung cấp bằng chứng cho thấy bột màu lam Ai Cập thực sự được sản xuất tại địa điểm này. Các cuộc khai quật gần đây tại cùng một địa điểm đã phát hiện ra một ngành công nghiệp lớn dựa vào đồng, với một số nghề thủ công liên quan, cụ thể là đúc đồng, sản xuất thủy tinh đỏ, sản xuất đồ gốm faenza và bột màu lam Ai Cập.[19] Những chiếc chén nung bằng gốm với bột màu lam Ai Cập bám dính đã được tìm thấy trong các cuộc khai quật này, một lần nữa cho thấy nó đã được sản xuất tại chỗ. Những cái ‘bánh’ màu lam Ai Cập này có thể sau đó đã được đưa tới các khu vực khác trên khắp đất nước để gia công, do sự khan hiếm các thành phẩm màu lam Ai Cập có tại địa điểm này. Ví dụ, các bánh màu lam Ai Cập được tìm thấy tại Zawiyet Umm el-Rakham, một công sự thời Ramesses gần bờ biển Libya, cho thấy trên thực tế, những chiếc bánh này đã được mua bán và được gia công và định hình lại ở chỗ xa nơi sản xuất chính ra chúng.[19]
Việc sử dụng màu sắc này đã phổ biến ở nhiều nơi trong thế giới cổ đại như Lưỡng Hà, Hy Lạp, rồi chạm đến cả đế chế La Mã. Khi đế chế La Mã sụp đổ vào năm 476 sau Công nguyên, việc sử dụng màu lam Ai Cập thưa dần đi. Từ năm 800 sau Công nguyên, dường như màu sắc này đã biến mất khỏi thế giới nghệ thuật nhưng trên thực tế thì không hoàn toàn vậy. Sau này, khi được trang bị thêm hiểu biết, các nhà nghiên cứu đã có thể xác nhận ra là màu xanh lam bí ẩn đã tiếp tục được tạo ra cũng như sử dụng một số lần trong thời kỳ Trung cổ và thậm chí trong các bức họa thời kỳ Phục hung và các thời kỳ khác trong lịch sử nhân loại.
Hai ví dụ nổi bật là hai nhà thờ Công giáo La Mã được nghiên cứu vào năm 2001 và 2009. Một là, thánh đường Công giáo Latinh Saint Clement ở Rome, Italia, nơi màu xanh huyền thoại này xuất hiện trong The Ascension of Christ, một bức bích họa được sáng tác vào khoảng năm 850 sau Công nguyên theo phong cách pha trộn giữa phong cách La Mã, Gothic và Byzantine. Phẩm chất kém cỏi của màu khiến người ta cho rằng nó không thể bắt nguồn từ nguồn cung La Mã mà có vẻ như được sản xuất cùng thời gian làm bích họa.
Nơi thứ hai là nhà thờ San Saba cũng ở thành Rome với một bức tranh tường thế kỷ thứ 8, sử dụng một màu pha trộn giữa xanh lam Ai Cập với đá lapis lazuli. Thậm chí đây có thể là lần xuất hiện đầu tiên của đá lapis lazuli trong hội họa châu Âu. Bức họa đặc biệt này đã tái hiện sự hòa quyện của kỹ thuật phương Đông (lapis từ Afghanistan) và truyền thống nghệ thuật địa phương, ngay ở thời điểm màu xanh Ai Cập hầu như đã hoàn toàn vắng bóng. Các nhà khoa học đề xuất nguyên nhân dẫn đến việc trộn màu này là đá lapis lazuli quá đắt đỏ, mặt khác có thể cho thấy sự đứt quãng của màu xanh lam Ai Cập và người ta đã dần dần tìm cách thay thế nó bằng đá lapis lazuli, và cả hai loại màu này có thể cùng tồn tại trong cùng một thời kỳ.
Người Ai Cập cổ đại rất coi trọng màu xanh lam và say mê thể hiện nó trên nhiều đồ vật và dưới nhiều hình thức khác nhau. Họ cũng mong muốn mô phỏng màu của những viên đá bán quý như ngọc lam và ngọc lưu ly, những loại ngọc này được đánh giá cao vì độ quý hiếm và các sắc thái xanh lam thuần khiết. Việc sử dụng các khoáng vật tự nhiên như azurit để có được các sắc thái xanh lam này là không thực tế, vì những khoáng vật này rất hiếm và khó gia công. Do đó, để có thể có được số lượng lớn chất màu xanh lam nhằm đáp ứng nhu cầu, người Ai Cập phải tự sản xuất ra bột màu này. Họ đã phát triển nhiều chủng loại chất màu khác nhau, bao gồm cả những gì ngày nay được gọi là bột màu lam Ai Cập, màu đầu tiên vào thời gian phát triển chúng. Thành tựu này có được nhờ sự tiến bộ của Ai Cập khi trở thành một xã hội nông nghiệp định cư. Nền văn minh ổn định và lâu đời này đã khuyến khích sự phát triển của lực lượng lao động gián tiếp, bao gồm các giáo sĩ và giới thần quyền Ai Cập. Các vị vua Ai Cập là những người bảo trợ cho nghệ thuật, và điều đó chính là động lực cho sự tiến bộ của công nghệ sản xuất chất màu.
Bằng chứng sớm nhất về việc sử dụng bột màu lam Ai Cập, được nhà Ai Cập học Lorelei H. Corcoran thuộc Đại học Memphis xác định, là trên một chiếc bát bằng thạch cao tuyết hoa có niên đại cuối thời kỳ tiền triều đại hoặc Naqada III (khoảng năm 3250 TCN), được khai quật tại Hierakonpolis và hiện nay trưng bày tại Bảo tang Mỹ thuật Boston.[7] Vào thời Trung Vương quốc (2050-1652 TCN), nó tiếp tục được sử dụng như một chất màu trong trang trí lăng mộ, bích họa, đồ đạc trong nhà và tượng, và đến thời kỳ Tân Vương quốc (1570-1070 TCN) nó bắt đầu được sử dụng rộng rãi hơn trong việc sản xuất nhiều đồ vật.
Người Ai Cập đã sử dụng sắc tố này để tô vẽ gỗ, giấy papyrus và vải, nhuộm men, chạm khắc vào các đồ vật. Đặc biệt, nó được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tang lễ trên mặt nạ, tượng và tranh trong các ngôi mộ, vì họ tin rằng màu xanh bảo vệ người chết khỏi những điều xấu trong thế giới bên kia. Ví dụ cổ nhất của sắc tố này có từ khoảng 5.000 năm trước và được tìm thấy trên một bức họa trong một ngôi mộ thuộc thời kỳ trị vì của Ka-Sen – vị Pharaoh cuối cùng của Vương triều Thứ Nhất Ai Cập.
Minh họa về màu xanh Ai Cập và ứng dụng nó trong nghệ thuật cổ đại ( Ảnh sưu tầm)
Đến thời kỳ Tân Vương quốc, màu xanh này trở nên cực kỳ phổ biến. Không chỉ là “tấm áo quý tộc” của các tạo hình tượng, bích họa trong lăng mộ và quan tài. Mà còn cực kỳ được ưa chuộng trong những sản phẩm gốm sứ bấy giờ..
Việc sử dụng nó vẫn tiếp tục trong suốt thời kỳ Hậu nguyên và thời kỳ Hy Lạp-La Mã, chỉ biến mất vào thế kỷ thứ 4 khi bí mật về việc làm ra nó bị mất.[8]
Không có thông tin thành văn nào tồn tại trong các văn bản Ai Cập cổ đại về việc sản xuất bột màu lam Ai Cập thời cổ đại, và nó chỉ được Vitruvius đề cập lần đầu tiên trong văn học La Mã vào thế kỷ 1 TCN.[9] Ông gọi nó là coeruleum và mô tả trong tác phẩm De architectura cách thức làm ra nó. Cuối cùng, chỉ vào đầu thế kỷ 19 người ta mới quan tâm đến việc tìm hiểu thêm về sản xuất bột màu lam Ai Cập khi nó được Humphry Davy điều tra vào năm 1815,[11] và những người khác như W. T. Russell và F. Fouqué quan tâm.
Sự xuất hiện ngoài Ai Cập của bột màu lam
Bột màu lam Ai Cập được tìm thấy ở Tây Á vào giữa thiên niên kỷ 3 TCN dưới dạng các đồ tạo tác nhỏ và đồ khảm, nhưng không phải dưới dạng bột màu.[5] Nó được tìm thấy ở khu vực Địa Trung Hải vào cuối thời đại đồ đồng giữa, và dấu vết của thiếc được tìm thấy trong thành phần của nó cho thấy việc sử dụng phế liệu đồng thanh thay vì quặng đồng làm nguồn đồng.[5] Trong thời kỳ La Mã, việc sử dụng bột màu lam Ai Cập rất phổ biến, như được minh họa bằng một cái chậu chứa bột màu chưa sử dụng, được tìm thấy vào năm 1814 ở Pompeii. Nó cũng được tìm thấy dưới dạng bột màu chưa sử dụng trong hầm mộ của một số họa sĩ. Người Etrusca cũng sử dụng nó trong các bức bích họa của họ. Các chất liệu màu Hán tử (漢紫) và Hán lam (漢藍) có liên quan cũng từng được cho là có nguồn gốc từ Ai Cập.
Ngoài ra, có những khảo cứu cho thấy có sự trộn thêm đồng vào mực carbon, để lại dấu ấn mực xanh trên nhiều bản thảo giấy cói ở thành phố Pathyris và thư viện đền thờ Tebtunis.
Tuy nhiên, cho dù lan toả ảnh hưởng đến tận Địa Trung Hải, phẩm xanh độc đáo này cũng dần biến mất khỏi đời sống sau khi đế quốc La Mã sụp đổ. Bước vào thời kỳ Trung Cổ, xanh dương vẫn tiếp tục được săn lùng, đặc biệt là ở châu Âu, trong bối cảnh các bản thảo viết tay đang rất thịnh hành.
Lúc này, cái tên nổi bật nhất thuộc về tornasol, nhờ sắc xanh khác lạ, cùng khả năng lưu màu cực kỳ lâu. Màu xanh tía có nguồn gốc từ cây cỏ đem lại nét đặc trưng cho bất cứ thứ gì chúng nhuộm màu, thường được các nghệ nhân Trung Cổ sử dụng cho trang trí các bản thảo cùng bức họa tôn giáo. Nhờ sự lành tính, nên tornasol còn được tận dụng để làm đậm màu lớp vỏ ngoài phô mai xứ sở Hà Lan hay pha chế một số loại rượu mạnh.
Màu xanh sau khi được chiết xuất thành công sẽ ở dạng lỏng, rồi được ngâm với vải lanh để trở thành những “cỗ xe vải” vận chuyển đến các xưởng thủ công trên khắp châu Âu. Thế nhưng, sau khi “ông tổ nghề in” Johannes Gutenberg sáng chế ra kỹ thuật in ấn bằng chữ kim loại có thể dịch chuyển cùng đế chế sách in, các bản thảo dần mất đi vị thế trong xã hội, khiến màu xanh tornasol dần dần biến mất. Ngoài ra, phong cách trang trí Trung Cổ trở nên lỗi thời, màu xanh chàm lên ngôi trở thành nguồn nguyên liệu mực in chính. Sự xuất hiện của màu nhân tạo đã chính thức chấm hết cho kỷ nguyên xanh tornasol, khiến toàn bộ công thức liên quan đến nguyên liệu và kỹ thuật tách màu chìm vào quên lãng từ thế kỷ 19.
Quá trình chuyển ngữ một số tên nguyên liệu hay hướng dẫn tinh chế còn gặp nhiều bất đồng bởi chưa có sự thống nhất trong các nhóm nghiên cứu, hay tồn tại nhiều dị bản về loài thực vật đứng phía sau sắc xanh tía dị thường. Sự thật chỉ được hé lộ bởi một vài linh mục sinh sống ở vùng Gallargues-le-Montueux (Pháp).
Công thức tạo nên xanh tornasol liên quan đến một loại thực vật có tên gọi chrozophora tinctoria (thuộc họ thầu dầu). Chrozophora tinctoria được cho chỉ tồn tại ở vùng Monsaraz thuộc phía Nam Bồ Đào Nha, mọc dại ven đường với những quả mọng nhỏ cỡ hạt lạc. Nhiều quan điểm tin rằng người Trung Cổ đã tận dụng từ lá, vỏ ngoài đến quả của loại cây này để tách được một dung dịch có màu xanh tía độc đáo. Các thành phần này sẽ được thu hoạch trong tháng 8 hoặc 9 hàng năm, riêng vỏ quả sau khi tách sẽ được phơi khô hoàn toàn trong những ngày nắng lớn. Những quan sát ban đầu cho thấy thịt quả có màu xanh lạ mắt, đem ép kiệt tạo nên một dung dịch xanh tím bám rất chắc trên bề mặt giấy hoặc vải.
Dựa vào hướng dẫn chi tiết trong bản thảo cổ, người Trung Cổ cho thấy sự khéo léo khi tách thịt quả sạch sẽ và không làm vỡ các hạt nhỏ để tránh làm loãng chất màu. Kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm cho biết một trong những thành phần chính của màu xanh tornasol là anthocyanins, thường xuất hiện trong các nhóm quả mọng. Tuy nhiên, hạt của loại quả chrozophora tinctoria chứa một lượng lớn polysaccharides, có thể làm giảm độ tinh khiết của anthocyanins khi phản ứng với anthocyanins để tạo nên một số chất với độ nhớt dính cao. Điều này lý giải nhiều biểu tượng “cẩn thận”, hay “giữ nguyên hạt” xuất hiện trong công thức xanh tornasol của người cổ đại.
Chưa hết, nhiều bản thảo còn hướng dẫn cách “vắt” màu xanh từ lớp vỏ quả được phơi khô, mà nhờ đó cho sắc tornasol “không thể sao chép”. Vì thế, nhóm nghiên cứu nghi ngờ màu xanh còn được tạo nên nhờ sự sản sinh chrozophoridin, nhóm chất mang màu đặc trưng của cây chrozophora tinctoria. Họ cũng tiếp tục khám phá ra sự cầu kỳ trong bảo quản màu được chính những thợ thủ công lành nghề nhất thời Trung Cổ sáng tạo và lưu truyền suốt nhiều thế kỷ. Người xưa thường dùng vải thấm đẫm phẩm xanh, phơi khô để giữ màu, và sẽ “kích hoạt” sắc màu tươi tắn cho các lần sử dụng sau bằng cách làm ướt lại tấm vải.
Ngoài Ai Cập, nó cũng được tìm thấy ở Cận Đông, miền đông Địa Trung Hải và trong phạm vi Đế quốc La Mã. Người ta vẫn chưa rõ là sự tồn tại của bột màu này ở những nơi khác là kết quả của phát minh song song hay là bằng chứng về sự phổ biến công nghệ từ Ai Cập đến những khu vực đó.
Màu lam trong hoàng gia và giới thượng lưu
Màu xanh và giới quý tộc có nhiều mối liên hệ mật thiết để sắc màu này bước lên ngôi vương của quyền thế. Đầu tiên, phải kể đến “blue blood” (máu xanh). Là một thuật ngữ được sử dụng từ năm 1809 để ám chỉ dòng dõi hoàng gia cao quý.
Ngoài ra, theo lịch sử Châu Âu, trang phục màu xanh lam cũng được coi là biểu tượng gắn liền với giới thượng lưu. Bởi chúng có cái giá không hề rẻ để thường dân có thể sở hữu. Thuốc nhuộm xanh vốn được các thợ thủ công truyền thống chiết xuất từ cây tùng lam. Nhưng quá trình này tiêu tốn nhiều thời gian và công sức. Dẫn đến chi phí đắt đỏ để có được những bộ trang phục màu xanh lam. Và tất nhiên, chỉ giới nhà giàu mới đủ khả năng chi trả. Và cũng vui lòng tiêu tốn bấy nhiêu của cải để phô trương đẳng cấp của mình.
Đối với hoàng gia Pháp. Mỗi hoàng tử được sinh ra đều được trao một dải băng Order of the Saint-Louis màu xanh lam. Như ngầm khẳng định thân phận cao quý. Và họ chỉ được phép đeo chúng trong những sự kiện đặc biệt hoặc tranh chân dung.
Sắc xanh Ai Cập trong thế giới hiện đại
Sắc xanh lam còn được tái hiện rõ nét trong phim ảnh của giới quý tộc và hoàng thất như:
Marie Antoinette (2006)
Elizabeth: The Golden Age (2007)
Bridgerton (2020)
Sắc xanh lam còn được các thành viên Hoàng gia của xứ sở sương mù ưu ái sử dụng. Không ít lần công chúng bắt gặp Nữ hoàng Anh trong những bản phối monochrome sắc xanh lam tinh tế và thời thượng. Theo thống kê, đây là màu sắc góp mặt nhiều nhất trong tổng số lần bà từng xuất hiện trước công chúng. Trang phục màu lam chiếm giữ một phần ba số trang phục trong tủ đồ của Nữ hoàng.
Theo dấu của màu lam
Cố Thủ tướng Anh William Gladstone từng nói, sắc xanh dương hẳn có một lai lịch rất khác thường trong lịch sử phát triển của nhân loại. Xuyên suốt thời cổ đại, những bản thảo của Hy Lạp, kho tàng văn học hay kinh thánh từ Trung Quốc đến Do Thái đều chưa từng đề cập đến từ chỉ màu này. Vài bản chép tay gọi tên sắc xanh dương chỉ được tìm thấy trong những tàn tích của nền văn minh Ai Cập cổ đại, để rồi từ đó hé mở vô số những bí ẩn về màu xanh đầy quyến rũ, trở thành cảm hứng nghiên cứu của khoa học hiện đại.
Khi mối quan tâm của khoa học về Ai Cập được các khám phá khảo cổ dưới thời Napoleon khơi dậy trở lại, và trong năm 1814, nghiên cứu lại được thúc đẩy bằng bí ẩn về “màu xanh lam nhạt” ở Pompeii với nỗ lực của nhà hóa học Anh Humphrey Davy. Cuối cùng vào những năm 1880, thành phần hóa học của màu này đã được tìm ra và qua đó, tìm lại được cách thức sản xuất.
Trên thực tế, mãi cho tới cuối thế kỷ 19, khoa học mới nhận thấy màu xanh do người Ai Cập cổ đại tạo nên phát ra tia hồng ngoại khi được chiếu ánh sáng đỏ trong một khoảng thời gian dài, hoàn toàn không thể quan sát bằng mắt thường nhưng sở hữu nhiều khả năng thú vị. Một vài một sự phát triển đầy thú vị đó đối với các nhà hóa học và nghệ sĩ như vào năm 2009, màu xanh Ai Cập đã được chứng tỏ là có khả năng phát quang ở vùng cận hồng ngoại. Nhờ vậy có thể dễ dàng dò được nó ngay cả khi mắt thường không nhìn thấy. Do đặc tính này mà vào năm 2011, các nhà khoa học tìm thấy sự pha trộn màu xanh lam Ai Cập và đá lapis lazuli trong một bức họa St Margaret vào thế kỷ 16 do họa sĩ Ý Ortolano Ferrarese vẽ bởi sự phát quang của màu vô cùng mạnh. Bảo tàng Anh đã sử dụng ngay kỹ thuật này để tìm ra manh mối về việc The Elgin Marbles, bộ sưu tập các tác phẩm điêu khắc đá cẩm thạch Hy Lạp cổ đại được thực hiện dưới sự giám sát của kiến trúc sư và nhà điêu khắc Phidias và các trợ lý của ông, từng được tô màu, trong đó có màu xanh huyền thoại này.
Mặt khác, kỹ thuật này còn giúp chúng ta nhìn thấy một sự thật khác, đó là màu xanh Ai cập đã được nhiều nghệ sĩ sử dụng ngay cả khi người ta nghĩ là năng lực tổng hợp nó đã bị mất mát theo thời gian. Rõ ràng, họa sĩ Ortolano Ferrarese hay các đồng nghiệp khác của mình bằng cách nào đó đã có màu xanh Ai cập trong tay. Giải được câu đố này không chỉ là vấn đề của các nhà sử học nghệ thuật mà còn là thách thức với các nhà hóa học.
Tương lai công nghệ của màu xanh lam Ai Cập
Sau nhiều nghìn năm thì màu xanh lam Ai Cập đã được tái hiện theo nhiều cách mà những nhà sáng chế cổ đại có thể chưa bao giờ mơ tới. Các nhà hóa học nhận ra màu xanh lam Ai Cập có thể có những ứng dụng quan trọng ngoài nghệ thuật như việc ứng dụng vào các lĩnh vực viễn thông, công nghệ laser và mực bảo mật.[23][24][25]
Một trong số đó chính là quá trình hình thành những cấu trúc nano siêu nhỏ, với độ dày khoảng 1 đến 100nm khi màu xanh này tan hoàn toàn trong nước ấm và để lắng trong vài ngày. Khi ấy, màu xanh cổ đại trở thành “miền đất hứa” tạo nên chất nhuộm sinh học trong vi sinh học và mô học, cho phép các nhà khoa học giám sát sự di chuyển của các cấu trúc nano được thêm vào mô thực – động vật để phỏng đoán cơ chế phát triển của nhiều sinh vật sống.
Các bức xạ tương tự hồng ngoại từ màu xanh Ai Cập có thể xuyên qua các mô tốt hơn nhiều dạng sóng khác, kích thích các hợp chất nhạy sáng sản sinh fluorophore (hợp chất hóa học huỳnh quang có thể phát lại ánh sáng khi bị kích thích do nguồn sáng), nhờ vậy gia tăng khả năng quan sát các cấu trúc siêu nhỏ. Đây là cơ hội lý tưởng thúc đẩy công nghệ chẩn đoán hình ảnh cho nghiên cứu y sinh của tương lai. Vơi tính chất phát quang trong thời gian dài và chiều sâu xâm nhập mạnh trong các mô người của bức xạ điện từ hơn cả tia cực tím hoặc ánh sáng khả kiến, nếu được sử dụng như một tác nhân hình ảnh, màu này có thể làm tăng thêm khả năng có thể có được những hình ảnh y sinh có độ phân giải cao hơn và chi tiết hơn. Màu xanh lam Ai cập cũng có thể là một thay thế khả thi cho các hợp chất họ Lantan đắt đỏ mà hiện nay vẫn được dùng để giúp mực in bền hơn.
Độc đáo hơn, xuất hiện ý tưởng táo bạo “phủ xanh” nhà bằng màu xanh Ai Cập, bởi nó mang theo đặc tính giúp các khối kiến trúc giảm hấp thu năng lượng, đồng thời tăng cường hoạt động một số loại tế bào quang điện trong pin mặt trời nhờ khả năng phát tán hồng ngoại cực mạnh. chất màu lam Ai Cập có thể được sử dụng trong các vật liệu xây dựng như mái phản xạ được thiết kế để làm mát mái và tường nhà ở vùng khí hậu nắng nóng, và phủ màu kính để cải thiện hiệu suất của pin mặt trời.[26][27]
Giấc mơ này cuốn hút giới nghệ sĩ và kiến trúc sư, đến mức họ phải thừa nhận rằng màu xanh dương dường như đã vượt qua giới hạn chỉ gói gọn trên giấy – điều mà ít có màu sắc nào làm được…
Rõ ràng là tương lai của màu xanh lam Ai Cập có thể tươi sáng theo nhiều cách khác nhau. Vào thời điểm khởi thủy của màu, ít ai nghĩ rằng màu xanh lam sáng từng tô điểm cho bức chân dung nữ hoàng Ai Cập Nefertiti hàng ngàn năm trước, giờ đây có thể hữu dụng trong cuộc sống đến vậy
Khám phá thành công những bí mật của người xưa, khoa học tin rằng hoàn toàn có thể tạo nên tornasol 2.0 thời hiện đại với công thức màu chính xác nhất, có đầy đủ đặc tính như thời Trung Cổ. Nguồn gốc hữu cơ đến từ một loài cây độc nhất vô nhị sẽ tạo nên chất liệu bảo vệ những sắc màu đẹp đẽ của quá khứ, gìn giữ tác phẩm nghệ thuật và sự sáng tạo của người xưa, để cho thế hệ tương lai chiêm ngưỡng.
Biên tập: Kim Thúy